Cách trị hen suyễn tại nhà cho bé hiệu quả nhất hiện nay
Hen suyễn ở trẻ em là bệnh mạn tính về đường thở. Do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu nên nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm. Cùng điểm qua những cách điều trị hen suyễn tại nhà cho bé ngay dưới đây nhé!
Hen suyễn ở trẻ là gì?
Hen suyễn là căn bệnh đường hô hấp mãn tính, làm cho đường hô hấp bị sưng tấy, gây khó khăn cho trẻ khi thở.
Hen suyễn là một căn bệnh hô hấp khá phổ biến vì thế nên cha mẹ nên thăm khám kịp thời để có hướng điều trị đúng đắn ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Trẻ bị hen suyễn thì phổi và đường thở của chúng rất dễ bị viêm khi bị cảm lạnh hoặc gặp phải những tác nhân xung quanh như phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc, bụi bẩn,…
Hen suyễn ở trẻ em thường rất khó phát hiện bởi:
- Nguyên nhân khò khè ở trẻ rất khó xác định, đặc biệt khò khè ở trẻ dưới 1 tuổi thường dễ nhầm với viêm tiểu phế quản.
- Dấu hiệu nhận biết thường không rõ ràng, khó xác định.
Hen suyễn ở trẻ em là gì?
Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ điển hình như: thở khò khè, ho, khó thở, tức ngực và đôi khi có đờm trong cổ họng, nhịp tim tăng và thở ra tiếng, thu hẹp đường dẫn khí vào phổi gây đau đớn cho các cơ xung quanh.
Trẻ rất khó thích nghi với trời lạnh, trẻ thường bị ho, khó thở vào đêm và sáng sớm.
Nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ
Có rất nhiều yếu tố được cho là nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ điển hình như:
Do yếu tố di truyền
Người bị hen suyễn có thể do di truyền, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bố mẹ mắc hen suyễn thì tỉ lệ con mắc bệnh có thể lên tới 70%.
Do cơ địa
Nhiều trẻ bị bệnh hen suyễn là do cơ địa, theo thống kê có khoảng từ 30% – 60% trẻ bị chàm sữa có nguy cơ bị hen suyễn về sau.
Do yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài như khói thuốc, khó bụi, lông thú nuôi, thay đổi thời tiết,… là nguồn cơn gây kích ứng cơn hen.
Ngoài ra, một số loại thực phẩm cũng được các nhà nghiên cứu cho rằng nguy có cơ gây tái phát hen suyễn như hải sản (tôm, cua…), hoa quả, các phụ gia, trứng,…
Phân loại hen suyễn ở trẻ em
Hen suyễn ở trẻ em được phân thành 3 loại như sau:
- Hen suyễn gián đoạn: Xuất hiện thành từng đợt riêng lẻ, không xuất hiện triệu chứng giữa các đợt.
- Hen suyễn do vận động: Hen suyễn xảy ra sau hoạt động thể lực gắng sức, ngoài ra trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.
- Hen suyễn do nhiều yếu tố: Các yếu tố có thể gây khởi phát bệnh hen suyễn ở trẻ như thời tiết, dị nguyên, thực phẩm,…
Cách điều trị hen suyễn tại nhà cho bé
Hen suyễn ở trẻ là bệnh lý mạn tính không thể chữa khỏi, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát bệnh bằng các cách dưới đây:
Kiểm soát chế độ ăn uống
Dị ứng thực phẩm là nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ, do đó các bậc phụ huynh nên kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày của bé để hạn chế các triệu chứng của bệnh.
Hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa chất béo không bão hòa trong khẩu phần ăn của trẻ.
Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau quả giàu vitamin C, omega – 3, rau xanh, thực phẩm giàu magie giúp trung hòa gốc tự do, giảm cơn suyễn.
Chế độ ăn uống cho trẻ bị hen suyễn
Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh
Xác định nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ để tránh tiếp xúc với chúng là điều mà các bậc cha mẹ cần làm để hạn chế bệnh tái phát.
Ngoài ra, một số điều có thể gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ như: phấn hoa của cây, nấm mốc trong không khí, sự thay đổi nhiệt độ theo mùa, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh, có thể làm bệnh hen suyễn của trẻ nặng hơn.
Bài viết đã cung cấp cho bạn những cách điều trị hen suyễn ở trẻ em tại nhà. Nếu thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu gì bất thường bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.