Những dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn
Hen suyễn là bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến. Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể bị đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy đâu là những dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn? Cùng KISHO ASMA tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Những dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn
Dấu hiệu bệnh hen suyễn ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu chung như: ho, khó thở, thở rít,..
Một số dấu hiệu nhận biết khác như báo hiệu bệnh như hắt hơi, sổ mũi, tức ngực, ho khan, thở ra, cơn nặng hơn phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục. Gần hết cơn khó thở giảm dần và ho khạc đờ.
Các triệu chứng không điển hình bao gồm:
- Ho dai dẳng, tăng về đêm
- Khó thở
- Tức ngực hoặc nặng ngực
- Thở ra khò khè, là dấu hiệu phổ biến của bệnh hen ở trẻ
- Khó thở gây khó ngủ, ho hoặc thở khò khè
- Các cơn ho hoặc thở khò khè trở nên tồi tệ hơn do vi rút đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Các dấu hiệu cho thấy bệnh hen suyễn có thể đang trở nên tồi tệ hơn bao gồm:
- Các biểu hiện bệnh hen suyễn lặp lại thường xuyên và khó chịu hơn.
- Tăng khó thở, khi được đo bằng thiết bị được sử dụng để kiểm tra phổi đang hoạt động (máy đo lưu lượng đỉnh).
- Nhu cầu sử dụng cắt cơn thường xuyên hơn.
Biến chứng thường gặp của bệnh hen suyễn
Suyễn là bệnh phổ biến nhưng chưa được quan tâm nhiều khiến bệnh tiến triển trầm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ mắc các biến chứng nặng, nguy hiểm tính mạng như:
- Khí phế thũng, tâm phế mạn tính: thường gặp ở người bệnh hen mãn tính, nặng.
- Biến dạng lồng ngực hay mắc suy hô hấp mạn tính
- Xẹp phổi: thường xảy ra ở trẻ em (chiếm tỷ lệ 30%);
- Tràn khí màng phổi: xuất hiện ở 5% bệnh nhân hen suyễn nên dễ chẩn đoán nhầm, tràn khí màng phổi hai bên khiến người bệnh gặp nguy cơ gây tử vong cao.
- Biến chứng của điều trị: dùng nhiều corticoid kéo dài có thể gặp hội chứng giả cushing.
Bệnh hen suyễn là bệnh không lây nhiễm tuy nhiên nó có yếu tố di truyền từ người thân. Cùng tìm hiểu bệnh hen suyễn có nguy hiểm không và các tác hại mà bệnh hen gây ra.
Cách phòng bệnh hen suyễn hiệu quả
Để bệnh không tiến triển gây biến chứng nguy hiểm, bác sĩ Nguyễn Văn Ngân khuyến cáo người bệnh cần thực hiện:
- Cai thuốc lá: khuyến khích người bệnh ngừng hút thuốc và tránh phơi nhiễm thụ động với khói thuốc lá.
- Tập luyện thể lực: khuyến khích người bệnh hen tích cực vận động nhằm cải thiện sức khỏe chung. Xử trí co thắt phế quản do gắng sức theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh các loại thuốc có thể khiến bệnh hen nặng lên: thuốc kháng viêm không steroid hoặc thuốc chẹn beta. Nếu mắc hội chứng mạch vành cấp, người bệnh cần cân nhắc dùng thuốc chẹn beta chọn lọc cho tim mạch nếu lợi nhiều hơn hại.
- Chế độ ăn phù hợp: khuyến khích bệnh nhân ăn nhiều rau và trái cây tươi, không dùng thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.
Sử dụng KISHO ASMA để phòng điều trị bệnh hen suyễn
Thuốc KISHO ASMA có thể điều trị tận gốc bệnh hen suyễn. Đây là thuốc Đông Y với 3 thành phần chính là tử tô tử, bột bồng bồng, bột rẻ quạt an toàn đối với người bệnh, kể cả trẻ nhỏ. Dù là sản phẩm thuốc Đông Y nhưng phương pháp chữa bệnh của KISHO ASMA là kết hợp với Tây y.
Người bệnh có thể sử dụng thuốc KISHO ASMA kết hợp cùng thuốc Tây y do bác sĩ kê đơn. Để kiểm soát các triệu chứng khi khởi phát cơn hen. Sau 2-3 tháng sử dụng KISHO ASMA, bệnh nhân sẽ cảm nhận được hiệu quả mà sản phẩm mang lại. Sau 4 – 5 tháng, người bệnh có thể giảm bớt hoặc bỏ thuốc tây vì bệnh hen đã thuyên giảm.
Lời kết
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn mà các bạn cần ghi nhớ. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan liệu trình điều trị hen suyễn của KISHO ASMA hãy liên hệ đến hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.