Bệnh hen phế quản có chữa dứt điểm được không?
Hen phế quản có chữa dứt điểm được không là điều mà chắc chắn mọi người rất quan tâm. Đọc ngay bài viết dưới đây để chúng tôi trả lời cho thắc mắc của bạn.
Bệnh hen có phải là căn bệnh nguy hiểm không?
Một khi bệnh nhân tiếp xúc với các chất dễ gây lên cơn hen. Đường dẫn khí sẽ trở nên viêm và tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn. Tình trạng này khiến lớp niêm mạc dẫn khí sưng lên, các tế bào cơ trơn sẽ co thắt chúng sẽ tiết ra nhiều chất nhầy gây cản trở không khí đi vào phổi. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy rất khó thở, điều này khiến cơ thể thiếu oxy. Nếu không kịp thời sơ cứu bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Vì vây, bệnh hen suyễn là một căn bệnh nguy hiểm, khi biết mình đã mắc bệnh này. Bạn phải đi khám bác sĩ ngay để bác sĩ kê thuốc cho bạn sử dụng để điều trị bệnh. Tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra, bạn cũng không nên tự ý mua thuốc về dùng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Hen phế quản có chữa dứt điểm được không
Đã có rất nhiều chuyên gia chỉ ra rằng việc chữa trị dứt điểm hen suyễn là vô cùng khó khăn. Rất hiếm khi có ca mắc hen nào khỏi hẳn nếu có thì tỉ lệ cũng chỉ được 1 2 người. Một khi đã mắc hen suyễn thì căn bệnh này sẽ theo chúng ta tới cuối cuộc đời. Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói ở trên căn bệnh hen này là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Nếu bạn đã có dấu hiệu mắc bệnh hen suyễn thì hãy điều trị sớm. Đừng để cho bệnh tiến triển nặng sẽ dẫn đến những biến chứng không mong muốn.
Việc điều trị sớm sẽ làm tăng tỉ lệ bạn có thể khỏi bệnh cao hơn khi bạn để bệnh trở nặng hơn. Mặc dù không chữa dứt điểm được nhưng cũng sẽ kiểm soát được các cơn hen. Giúp chúng ta ít lên cơn hen hơn từ đó tiết kiệm được các chi phí điều trị khác.
Một số biến chứng nguy hiểm của hen phế quản
Khi bạn để hen phế quản tiến triển mà không điều trị hoặc bạn dùng sai thuốc điều trị và sai cách. Thì có khả năng bạn sẽ phải gánh chịu những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như chúng tôi kể dưới đây.
Nhiễm khuẩn hô hấp
Tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài, chất nhầy tăng tiết là môi trường lý tưởng để vi khuẩn định cư và bệnh tái đi tái lại. Đây cũng là một biến chứng ở bệnh nhân hen suyễn mãn tính. Nhân cơ hội chuyển mùa, trời trở lạnh, thời tiết thay đổi đột ngột trong ngày, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây nhiễm trùng tai mũi họng và đường hô hấp dưới. Nhiễm trùng đường hô hấp làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn. Người bệnh sẽ bị sốt, khó thở ngày càng tăng, khạc nhiều đờm. Có thể có đờm màu vàng hoặc xanh.
Lồng ngực bị biến dạng
Dấu hiệu nhận biết của bệnh hen phế quản là tắc nghẽn đường thở khi thở ra. Nguyên nhân của bệnh thường nằm ở sự tương tác giữa cơ thể và các yếu tố môi trường. Do đó, bệnh này thường biểu hiện ra bên ngoài. Nó xảy ra rất sớm, từ khi còn rất nhỏ. Tình trạng tắc nghẽn lâu ngày không chỉ gây khó thở cho trẻ mà còn khiến không khí bị ứ đọng trong khoang ngực. Khi đứa trẻ lớn lên, lồng ngực sẽ bị hẹp lại thay vì kéo dài ra. Lồng ngực của đứa trẻ bị hen suyễn sẽ căng tròn, đường kính trước sau gần bằng đường kính trái – phải. Đường như lồng ngực nở ra phía trước, xương ức cũng nhô ra phía trước.
Khí phế thủng
Do tích tụ nhiều khí trong khoang ngực, tính đàn hồi của phế nang ở bệnh nhân hen suyễn giảm dần theo thời gian. Thở ra ít hơn, thể tích khí cặn tăng lên. Cấu trúc của các phế nang bị phá vỡ. Ngoài ra, sự gia tăng thể tích khí cặn, giảm thể tích phổi khi gắng sức. Khiến bệnh nhân khó thở khi gắng sức. Làm hạn chế nghiêm trọng hoạt động thể lực và làm tăng nguy cơ suy tim cho bệnh nhân.
Lời kết
Hen phế quản là một căn bệnh mà bạn không thể xem nhẹ và căn bệnh này cũng đang rất phổ biến tại Việt Nam. Nếu cần được tư vấn từ chuyên gia bạn có thể liên hệ ngay hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.
.