Thông tin cần biết về bệnh hen phế quản và cách điều trị

Hen phế quản khiến đường thở bị viêm, sưng lên và co thắt lại khi gặp tác nhân kích ứng. Khiến người bệnh có các triệu chứng như ho, nặng ngực, thở khò khè và khó thở ngày càng nặng. Những người bị hen phế quản có đường thở nhạy cảm với một số chất hít vào. Ngoài ra, bệnh hen suyễn có thể do di truyền. Do đó bạn cần biết thông tin về bệnh hen phế quản và cách điều trị để phòng ngừa tốt nhất.

Triệu chứng phát hiện hen phế quản

Các triệu chứng dưới đây chỉ là biểu hiện lâm sàng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh phổi khác. Bạn nên đi khám để chẩn đoán bệnh chính xác.

Ho dai dẳng

Có nhiều nguyên nhân gây ho kéo dài như nhiễm trùng xoang hay cảm lạnh. Và ho dai dẳng rất có thể là triệu chứng của bệnh hen phế quản. Ngoài ra, bạn có thể ho nhiều vào ban đêm hoặc sáng sớm do đường thở bị thu hẹp đột ngột.

Ho dai dẳng vào ban đêm hoặc gần sáng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh hen phế quản
Ho dai dẳng vào ban đêm hoặc gần sáng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh hen phế quản

Thở khò khè

Khò khè cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn. Bạn có xu hướng thở khò khè khi tiếp xúc với không khí lạnh. Tập thể dục trong thời tiết lạnh cũng có thể gây ra phản ứng này ở một số người.

Khàn giọng, mất giọng

Hắng giọng là cách để loại bỏ chất nhầy mắc kẹt trong cổ họng. Có màng nhầy trong cổ họng, khoang mũi và xoang. Khi gặp tác nhân kích ứng, chất nhầy tiết ra nhiều hơn khiến đường thở bị thu hẹp. Chất nhầy trong cổ họng và các cơ quan khác có khả năng cao là triệu chứng của bệnh hen phế quản.

Mất giọng cũng là một trong những triệu chứng của bệnh hen suyễn. Nhưng nếu xảy ra thường xuyên và kèm theo các triệu chứng khác thì bạn nên đi khám bác sĩ.

Khàn giọng, mất giọng thường xuyên và kèm theo triệu chứng phổ biến của hen phế quản thì nên đi khám bác sĩ ngay
Khàn giọng, mất giọng thường xuyên và kèm theo triệu chứng phổ biến của hen phế quản thì nên đi khám bác sĩ ngay

Hụt hơi kể cả khi nghỉ ngơi

Nếu vận động nhẹ cũng bị hụt hơi, phải nghỉ ngơi mới có thể sinh hoạt bình thường thì rất có thể bạn đã mắc bệnh hen phế quản. Lúc này bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác hơn.

Mệt mỏi

Đôi khi bạn cảm thấy khó thở, cảm giác nặng ở ngực mà không rõ nguyên nhân. Đây là dấu hiệu không thể tránh khỏi của bệnh hen suyễn.

Kích ứng với mùa lạnh

Cơ thể mệt mỏi, kém thích nghi với lạnh, đây là một trong những yếu tố gây bệnh hen suyễn. Bạn bị khó thở, ho, sổ mũi, ngạt mũi hoặc hắt hơi vào một thời điểm nào đó trong năm. Đặc biệt là vào mùa đông hoặc giao mùa, rất dễ bị cảm lạnh kéo dài.

Dễ bị dị ứng

Bạn có thể bị hen phế quản khi cơ thể dễ bị dị ứng. Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, dị ứng theo mùa hoặc dị ứng với thức ăn.

Điều trị hen phế quản

Phòng tránh yếu tố làm khởi phát cơn hen

Tránh các yếu tố làm khởi phát cơn hen là cách tốt nhất để kiểm soát hen phế quản.

  • Không nuôi thú cưng.
  • Không hút thuốc, khói thuốc thụ động.
  • Vệ sinh chăn gối, nhà ở, nơi làm việc thường xuyên
  • Giữ ấm cơ thể đặc biệt cổ họng, mũi, miệng khi trời lạnh.
  • Tránh dị ứng thực phẩm. Hạn chế thực phẩm lên men, thực phẩm chứa chất bảo quản.

Dùng thuốc dự phòng cơn hen

Dùng thuốc dự phòng cơn hen thường xuyên để ngăn cơn hen tái phát.

  • Thuốc dạng hít dùng hàng ngày có tác dụng kháng viêm trong các bệnh dị ứng mãn tính. Làm giảm các triệu chứng hen.
  • Các loại thuốc này tương đối an toàn, không gây nghiện, không tác dụng phụ và có thể dùng trong thời gian dài.
  • Bác sĩ theo dõi, kê đơn thuốc phù hợp cho người bệnh, giảm liều khi cần thiết.
Dùng thuốc dự phòng cơn hen thường xuyên để ngăn cơn hen tái phát.
Dùng thuốc dự phòng cơn hen thường xuyên để ngăn cơn hen tái phát

Xử lý cơn hen cấp tại nhà

Trong cơn hen cấp, cách xử lý cơ bản như sau:

  • Tránh xa dị nguyên, đưa bệnh nhân ra nơi thoáng khí.
  • Dùng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh. Nếu không thể hít trực tiếp, hãy hít qua bình đệm hoặc phun khí dung.
  • Khi cơn hen thuyên giảm có thể xịt lại sau mỗi 30 phút, 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ. Nếu tình trạng hen không giảm mà trở nặng thì bạn cần nhập viện ngay.

Phòng ngừa hen phế quản tái phát

Bệnh nhân phải dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây ra cơn hen. Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố lên cơn hen.

  • Không làm việc, thể dục quá sức.
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với bụi, khói thuốc lá, chất gây dị ứng, hoá chất,…
  • Tránh tiếp xúc với bệnh nhân viêm đường hô hấp.

Kết,

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về bệnh hen phế quản và cách điều trị. Bệnh nhân hen phế quản thường có các biểu hiện như ho, khò khè và khó thở. Cơn hen cấp tính thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm. Để phòng ngừa cơn hen, người bệnh cần tầm soát hen để chẩn đoán và điều trị sớm. Đồng thời phải tuân thủ uống thuốc đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, hạn chế tối đa sự xâm nhập của các yếu tố dị ứng.

Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen suyễn (hen phế quản) cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.