Cách trị bệnh hen suyễn cho trẻ em ba mẹ cần biết

Hen suyễn ở trẻ em là một bệnh về đường hô hấp, gây co thắt phế quản và tăng tiết dịch nhầy khiến trẻ khó thở. Nguyên nhân gây bệnh do nhiều yếu tố gây ra bao gồm yếu tố cơ địa và môi trường. Bệnh hen suyễn ở trẻ em cần được đánh giá và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm. Do đó bài viết dưới đây giúp ba mẹ biết cách trị bệnh hen suyễn cho trẻ em kịp thời.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em

Bệnh hen suyễn (hen phế quản) ở trẻ em xảy ra khi phổi và đường thở bị viêm do tiếp xúc với một số tác nhân như phấn hoa hoặc cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp khác. Bệnh hen suyễn gây ra các triệu chứng khó chịu cản trở việc vui chơi, học tập và giấc ngủ của trẻ. Ở một số trẻ, bệnh hen suyễn không được kiểm soát có thể dẫn đến những cơn hen cấp tính nguy hiểm.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em cũng giống như bệnh hen suyễn ở người lớn. Nhưng trẻ em phải đối mặt với những thách thức lớn hơn. Căn bệnh này là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến số ca nhập viện cấp cứu tăng cao. Bệnh hen suyễn ở trẻ em không thể chữa khỏi và các triệu chứng có thể kéo dài đến khi lớn. Nhưng với phương pháp điều trị tiêu chuẩn, bệnh có thể được kiểm soát và ngăn ngừa tổn thương phổi nguy hiểm.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em cũng giống như bệnh hen suyễn ở người lớn
Bệnh hen suyễn ở trẻ em cũng giống như bệnh hen suyễn ở người lớn

Triệu chứng hen suyễn ở trẻ

Các triệu chứng hen suyễn phổ biến ở trẻ em bao gồm:

  • Ho, tăng nhiều về đêm hoặc do gắng sức khi chơi, không khí lạnh.
  • Có tiếng rít khi hít thở.
  • Khó thở.
  • Tắc nghẽn hoặc tức ngực.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em cũng có thể gây ra:

  • Khó ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè.
  • Ho hoặc thở khò khè nặng hơn do cảm lạnh hoặc cúm.
  • Chậm hồi phục hoặc viêm phế quản sau khi nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Khó thở cản trở việc di chuyển hoặc học tập.
  • Mệt mỏi, có thể do thiếu ngủ.

Các dấu hiệu của bệnh hen suyễn thay đổi khác nhau ở mỗi trẻ. Và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Trẻ có thể chỉ có một dấu hiệu như ho dai dẳng. Thở khò khè là triệu chứng khá giống hen suyễn khác nhưng cũng có thể do viêm phế quản hoặc các vấn đề về hô hấp khác.

Các triệu chứng hen suyễn phổ biến ở trẻ em bao gồm ho, khó thở khiến trẻ không ngủ được
Các triệu chứng hen suyễn phổ biến ở trẻ em bao gồm ho, khó thở khiến trẻ không ngủ được

Cách trị bệnh hen suyễn cho trẻ em

Điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn. Mục tiêu của điều trị hen suyễn là kiểm soát các triệu chứng. Điều trị bệnh hen suyễn bao gồm cả việc phòng ngừa và điều trị các cơn hen đang diễn ra. Loại thuốc phù hợp cho trẻ phụ thuộc vào tuổi, triệu chứng, tác nhân gây hen suyễn.

Đối với trẻ em dưới 3 tuổi có triệu chứng hen suyễn nhẹ, bác sĩ có thể tiếp tục theo dõi và không cho sử dụng thuốc ngay. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị khò khè thường xuyên hoặc nặng. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thử nghiệm và theo dõi đánh giá phản ứng.

Thuốc kiểm soát cơn hen dài hạn

Thuốc phòng ngừa, kiểm soát lâu dài làm giảm viêm đường hô hấp của trẻ em. Trong một số trường hợp, những loại thuốc này cần được uống hàng ngày, bao gồm:

  • Corticosteroid dạng hít.
  • Điều chỉnh Leukotriene.
  • Thuốc hít kết hợp.
  • Theophylin.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch.

Thuốc cắt cơn

Thuốc cắt cơn làm giãn đường hô hấp bị viêm, còn được gọi là thuốc cấp cứu. Thuốc được sử dụng khi cần thiết để giảm các triệu chứng nhanh chóng, trong cơn hen suyễn cấp tính hoặc trước khi tập thể dục. Các thuốc cắt cơn bao gồm:

  • Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn.
  • Corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch.

Hen suyễn ở trẻ vào mùa đông

Có thể thấy rằng các triệu chứng hen suyễn xuất hiện nhiều hơn vào lạnh. Vào mùa lạnh, khi nhiệt độ xuống thấp, việc ra ngoài trời có thể gây khó thở. Tập thể dục trong thời tiết lạnh có thể gây ra các triệu chứng như ho và thở khò khè. Có thể giải thích mối liên hệ giữa nhiệt độ lạnh và bệnh hen suyễn như sau:

  • Không khí khô, lạnh: Khi trẻ hít thở không khí khô khiến đường thở khô và sưng lên. Làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn. Không khí lạnh cũng khiến đường hô hấp sản xuất một chất gọi là histamin, gây thở khò khè và các triệu chứng hen suyễn khác.
  • Lạnh tăng chất nhầy: Đường hô hấp của em bé cũng được lót bằng một lớp chất nhầy giúp loại bỏ dị vật. Khi thời tiết lạnh, cơ thể bé sẽ tiết nhiều dịch nhầy và đặc hơn.
Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em xuất hiện nhiều hơn vào lạnh
Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em xuất hiện nhiều hơn vào lạnh

Để phòng ngừa cơn hen suyễn ở trẻ em trong mùa lạnh, cố gắng cho trẻ ở trong nhà. Nếu phải ra ngoài, hãy dùng khăn che mũi và miệng. Ngoài ra, cho trẻ uống thêm nước ấm trong mùa đông. Điều này có thể giữ cho chất nhầy trong phổi loãng hơn. Tiêm phòng cúm vào đầu mùa thu. Hút bụi và lau nhà thường xuyên để loại bỏ các chất gây kích ứng.

Kết,

Trên đây là thông tin cách trị bệnh hen suyễn cho trẻ em. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp ba mẹ chăm sóc sức khỏe bé hiệu quả hơn. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.