Cách phòng ngừa các dấu hiệu của hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh viêm mạn tính đường thở, làm co thắt, phù nề, tăng tiết đờm gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí ra vào hổi. Làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần. Thường xuất hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm. Đây là một bệnh có thể kiểm soát và người bệnh có cuộc sống bình thường nếu phòng ngừa dấu hiệu của hen suyễn tốt.
Nguyên nhân chính gây hen suyễn
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn, nhưng nguyên nhân chính là do cơ địa dị ứng. Khi cơ thể gặp một chất gây dị ứng hoặc một chất kích thích sẽ gây ra phản ứng dị ứng và lên cơn hen suyễn.
Những người mắc các bệnh dị ứng như viêm mũi, mề đay, viêm da dị ứng, viêm da thần kinh rất dễ phát triển bệnh hen suyễn. Người cao tuổi dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn virus, thời tiết thay đổi, khói bụi,… Do sức đề kháng suy giảm rõ rệt.
Một số thức ăn cũng có thể khởi phát hoặc làm nặng thêm cơn hen. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị các bệnh khác có tác dụng phụ có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn.
Biến chứng hen suyễn
Người bệnh bị hen suyễn mạn tính khi lên cơn hen thường khó thở làm gây mệt mỏi do thiếu oxy. Đôi khi môi bị tím tái, lồng ngực và cơ hoành bị co kéo. Người bệnh thường phải ngồi dậy để thở. Kèm theo khó thở, đờm nhiều, nặng ngực. Có thể sốt khi bội nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, người lớn tuổi thường sốt nhẹ hoặc không sốt do khả năng đáp ứng của cơ thể bị suy giảm. Tình trạng viêm càng làm niêm mạc phế quản sưng lên, gây khó thở.
Ho hầu như là triệu chứng của người lớn tuổi mắc bệnh hen suyễn. Nhất là khi thay đổi thời tiết hoặc khi làm việc, vận động mạnh. Ho kéo dài nhiều ngày và xuất hiện nhiều về đêm và gần sáng. Ho là một phản xạ của bệnh hen suyễn do phế quản sưng lên, co thắt. Một số bệnh nhân ho nhiều nghĩ rằng đó là viêm họng hoặc viêm phế quản hoặc ho lao.
Bệnh hen mạn tính nếu không được kiểm soát đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như viêm tiểu phế quản, khí phế thũng, tràn khí màng phổi hoặc các bệnh nhiễm trùng,… Nguy hiểm nhất là những cơn hen cấp tính xảy ra đột ngột và gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cắt cơn ngay lập tức.
Cách phòng ngừa dấu hiệu của hen suyễn
Bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị sẽ kiểm soát được bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Nguyên tắc phòng bệnh hen suyễn là hạn chế tối đa tiếp xúc với các tác nhân gây khởi phát cơn hen.
Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ
Bệnh hen suyễn có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen,… Thậm chí cả thuốc nhỏ mắt cũng phải tuân thủ hướng dẫn cảu bác sĩ. Trong mọi trường hợp, không tự ý mua thuốc sử dụng.
Tránh tác nhân gây hen suyễn
Các tác nhân phổ biến gây ra bệnh hen suyễn là lông vật nuôi, phấn hoa, nấm mốc, khói, hóa chất và một số loại thực phẩm. Cách phòng bệnh tốt nhất là tránh xa các tác nhân gây hen.
- Tránh tiếp xúc với lông động vật: Những người bị hen suyễn nên tránh tiếp xúc với lông của chó, mèo và chim.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài: Tránh xa khói bụi, khói thuốc lá và các hóa chất độc hại trong không khí.
- Tránh thực phẩm gây dị ứng: Tôm, cua, đồ chiên rán, rượu bia là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng. Những người mắc bệnh hen nên cẩn thận khi tiêu thụ những thực phẩm này.
- Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên: Hút bụi, giặt chăn, ga, gối để diệt vi trùng và ký sinh trùng. Đây là một trong những cách đơn giản để loại bỏ các tác nhân gây hen suyễn.
Tập thể dục
Để có một cơ thể khỏe mạnh, mỗi người nên thực hiện một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Thực đơn hàng ngày phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng. Ngoài ra, bạn cần bổ sung nhiều các loại trái cây giàu vitamin C như ổi, cam, bưởi,…
Tập thể dục thường xuyên cũng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, tránh tập luyện ngoài trời lạnh hoặc làm tập luyện quá nặng.
Giữ ấm cơ thể
Không khí lạnh là một trong những tác nhân phổ biến gây ra hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp khác. Khi chuyển mùa và thời tiết lạnh, cần giữ ấm bằng găng tay, tất, khăn, mũ và áo khoác dày.
Tầm soát hen suyễn
Cách tốt nhất để chẩn đoán chính xác hen suyễn là tầm soát hen và COPD. Khám lâm sàng chuyên khoa hô hấp, chẩn đoán hình ảnh bằng X-quang phổi, phế dung và công thức máu,… để xem xét tình trạng của hệ hô hấp.
Kết,
Trên đây là những cách phòng ngừa dấu hiệu của hen suyễn xuất hiện hoặc tái phát. Nếu bạn có thắc mắc gì về hen suyễn cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.