Hen phế quản bội nhiễm là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Hen phế quản bội nhiễm xảy ra trên nền hen phế quản và trầm trọng hơn khi phế quản bị nhiễm trùng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hen phế quản bội nhiễm là gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả qua bài viết sau.

Hen phế quản bội nhiễm là gì?

Bội là nhiều, nhiễm là nhiễm trùng. Bội nhiễm có thể được hiểu là người bệnh mắc thêm một số loại vi khuẩn, virus khác ngoài căn bệnh chính. Hen phế quản bội nhiễm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra trên nền bệnh hen suyễn và xuất hiện sau mỗi đợt hen cấp. Đây là một tình trạng nghiêm trọng của bệnh hen phế quản thông thường. Bệnh nhân hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở. Kèm theo tình trạng tăng đáp ứng của phế quản với các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Co cơ trơn, phù nề niêm mạc, tăng tiết dịch phế quản.

Khi bị bội nhiễm, các ổ nhiễm trùng có thể di chuyển về phía nhu mô phổi và phế nang gây viêm phổi và viêm các cơ quan hô hấp khác. Làm phức tạp thêm việc kiểm soát bệnh hen phế quản.

Hen phế quản bội nhiễm là gì? Là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra trên nền bệnh hen suyễn
Hen phế quản bội nhiễm là gì? Là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra trên nền bệnh hen suyễn

Nguyên nhân hen phế quản bội nhiễm

Nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản (hen suyễn) có thể xuất phát từ cơ địa, di truyền hoặc môi trường. Trên bệnh nền hen phế quản, hen phế quản bội nhiễm có thể phát triển do các yếu tố nguy cơ như:

  • Khí hậu thay đổi giữa mùa nóng và lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus sinh sôi nảy nở. Làm viêm đường hô hấp, ở vùng tai mũi họng và làm nặng thêm bệnh hen suyễn.
  • Nhiễm độc phổi làm giảm sức đề kháng của phổi, dễ bị nhiễm trùng. Môi trường ô nhiễm chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Nếu sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ hen phế quản bội nhiễm.
  • Người bệnh hen phế quản khi không được kiểm soát, hệ hô hấp trở nên suy yếu, dễ bị kích ứng. Tình trạng này dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bội nhiễm đường hô hấp.

Ở trẻ nhỏ, hen phế quản có thể khởi phát do bội nhiễm (nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp). Trước đó, bệnh nhi hoàn toàn không có triệu chứng hen suyễn. Chỉ được chẩn đoán là hen suyễn bội nhiễm khi xuất hiện các triệu chứng của một đợt cấp kèm theo nhiễm trùng.

Triệu chứng hen phế quản bội nhiễm

Ngoài các triệu chứng của bệnh hen phế quản, bệnh hen phế quản bội nhiễm còn có các triệu chứng như:

  • Ho, viêm họng.
  • Đờm có mủ màu xanh, vàng hoặc nâu.
  • Đau tức ngực, nhất là sau những cơn ho.
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Sốt nhẹ đến cao.

Người bệnh có thể kèm theo các dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi trước khi lên cơn hen cấp. Dịch hô hấp lúc này chứa vi khuẩn, đồng thời có hiện tượng ứ đọng dịch làm cản trở sự lưu thông và tạo thành các ổ nhiễm trùng sâu trong phế nang. Nếu lâu ngày không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh hen phế quản bội nhiễm còn có các triệu chứng như ho, đau họng, có đờm, khó thở, sốt nhẹ,...
Bệnh hen phế quản bội nhiễm còn có các triệu chứng như ho, đau họng, có đờm, khó thở, sốt nhẹ,…

Hen phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không?

Bệnh hen phế quản bội nhiễm thường gặp ở nhiều đối tượng, đa số không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được nhận biết sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm phế quản
  • Khí phế thũng
  • Tâm phế mãn tính
  • Suy hô hấp
  • Xẹp phổi
  • Tràn khí màng phổi

Điều trị phế quản bội nhiễm như thế nào?

Để điều trị hen phế quản bội nhiễm cần dùng thuốc kháng sinh điều trị bội nhiễm. Và thuốc làm giảm triệu chứng kết hợp với thuốc điều trị hen do bác sĩ chỉ định. Thuốc điều trị hen suyễn bao gồm hai nhóm thuốc chính: thuốc cắt cơn và thuốc phòng ngừa. Các loại thuốc dùng điều trị hen phế quản bội nhiễm là:

  • Thuốc kháng sinh: Việc lựa chọn kháng sinh thường dựa trên kháng sinh đồ hoặc kinh nghiệm của bác sĩ điều trị.
  • Thuốc dùng để điều trị các triệu chứng nhiễm trùng: Hạ sốt, giảm ho, bù nước,…
  • Thuốc cắt cơn dùng để làm giãn nở đường thở (phế quản) tác dụng ngắn. Loại thuốc này chỉ dùng khi bạn lên cơn khó thở, đừng lạm dụng. Luôn đảm bảo có thuốc bên cạnh để có thể xử lý cơn hen ngay lập tức.
  • Thuốc dự phòng có 3 nhóm chính: Corticosteroid dạng hít và thuốc ức chế đường thở tác dụng kéo dài hoặc thuốc thảo dược trị hen suyễn.

Cách phòng ngừa hen phế quản bội nhiễm

Một số cách phòng ngừa hen suyễn bội nhiễm đơn giản và hiệu quả:

  • Những người dễ bị lây nhiễm như trẻ em, người già, người suy giảm hệ miễn dịch cần có chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh để nâng cao sức đề kháng.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống.
  • Tránh xa tác nhân gây dị ứng.
  • Bệnh nhân hen phế quản được tiêm phòng cúm, phế cầu hàng năm.
Chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh để nâng cao sức đề kháng
Chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh để nâng cao sức đề kháng

Kết,

Hy vọng những thông tin trên bạn đã hiểu hen phế quản bội nhiễm là gì để có cách điều trị và phòng ngừa kịp thời. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.