Triệu chứng hen ở trẻ em dưới 1 tuổi ba mẹ cần để ý
Trẻ sơ sinh là đối tượng có sức đề kháng yếu dễ mắc các bệnh về đường hô hấp khi thời tiết thay đổi. Bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhầm với cảm lạnh hoặc viêm phổi nên khó phát hiện. Do đó ba mẹ cần biết các triệu chứng hen ở trẻ em dưới 1 tuổi để điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Hen suyễn ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh phát triển bệnh hen suyễn khi bị viêm đường thở mãn tính. Đây là một trong những bệnh về đường hô hấp thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng hen ở trẻ em là do cơ chế phản ứng dày lên, viêm và kích ứng niêm mạc phế quản. Co thắt, phù nề đường thở làm tăng sản xuất đờm, thu hẹp đường thở và hạn chế luồng không khí.
Bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra do:
- Thời tiết: Khí hậu thay đổi có thể gây kích ứng đường thở. Khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên cấp tính và nghiêm trọng hơn.
- Lông của động vật nuôi.
- Ô nhiễm môi trường do khói, bụi, khói thuốc lá, phấn hoa, nước hoa, xịt phòng, bình xịt kiến, muỗi, côn trùng,…
- Trẻ sơ sinh có tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn cao hơn nếu có tiền sử bệnh dị ứng hoặc viêm cơ địa.
- Yếu tố di truyền cũng góp phần gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ em.
Nếu ba mẹ đưa con đi khám nên cung cấp cho bác sĩ những thông tin sau:
- Tiền sử gia đình bị hen suyễn hoặc dị ứng với tác nhân nào?
- Có tiếp xúc với chó mèo không?
- Giải thích các triệu chứng hen suyễn ở trẻ sơ sinh. Khó thở về đêm hơn là ban ngày,…
Hen suyễn ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?
Hen suyễn là một căn bệnh phổ biến. Tỷ lệ mắc bệnh hen cao nhất là trẻ nhỏ trong đó trẻ sơ sinh chiếm một phần lớn các trường hợp bị hen suyễn. Bệnh hen suyễn kéo dài sẽ trở thành mãn tính và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn.
Do tổn thương trong đường thở nên bệnh hen suyễn có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi. Bệnh hen suyễn có thể dẫn đến tràn khí màng phổi, ung thư phổi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng hen ở trẻ em dưới 1 tuổi
Gần đây tỷ lệ trẻ bị hen dưới 5 tuổi rất cao. Căn bệnh này có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ trẻ. Thậm chí gây biến chứng không mong muốn. Các triệu chứng hen ở trẻ em dưới 1 tuổi như:
- Trẻ ho liên tục, nhất là về đêm. Ho là một dấu hiệu kinh điển của bệnh đường hô hấp. Ho khi bị hen là một phản ứng tự nhiên để đẩy các tác nhân gây hen ra ngoài.
- Thở khò khè: Khi ho hen suyễn có thể khiến đường hô hấp của bé sưng lên. Khiến không khí khó đi qua, tạo ra âm thanh rít.
- Thở gấp: Trẻ bị hen suyễn thở gấp vì thiếu oxy. Ba mẹ có thể áp tai vào bụng trẻ để nhận biết dấu hiệu thở gấp.
- Bé mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt, chán ăn: Bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn.
- Khả năng thích ứng thấp với khí hậu lạnh: Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu nên dễ bị cảm lạnh khi thời tiết lạnh. Những triệu chứng này phổ biến hơn nếu bạn bị hen suyễn. Nếu những dấu hiệu này lặp đi lặp lại, bé có thể bị hen suyễn.
- Khó ăn hoặc uống: Khi việc thở trở nên khó khăn, quá trình ăn uống của bé cũng trở nên khó khăn hơn.
Phòng ngừa hen ở trẻ em
Hen suyễn có thể dễ dàng trở thành bệnh mãn tính. Do đó ba mẹ nên quan tâm cách phòng ngừa để bảo vệ con mình khỏi tác nhân khởi phát hen.
- Không hút thuốc nếu có em bé trong gia đình.
- Giữ nhà cửa sạch sẽ và không nuôi thú cưng trong nhà.
- Vệ sinh chăn và quần áo lông để tạo môi trường sạch sẽ, trong lành cho bé.
- Trong thời kỳ mang thai, bà bầu tránh khói thuốc lá, hạn chế tối đa các loại thuốc kháng sinh, giảm đau để tránh tăng khả năng mắc bệnh hen suyễn ở trẻ.
- Cải thiện chế độ ăn uống giúp trẻ tăng sức đề kháng với vi khuẩn và mầm bệnh.
- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi. Có biện pháp bảo vệ trẻ khỏi khói bụi, ô nhiễm.