Trẻ bị hen suyễn có chữa được không? Có nguy hiểm không
Hen suyễn là căn bệnh về đường hô hấp khá phổ biến ở trẻ em. Trẻ mắc bệnh này thường rất nhạy cảm với các chất dị ứng khiến ba mẹ lo lắng. Vậy giải pháp nào điều trị hiệu quả khi trẻ bị hen suyễn? Trẻ bị hen suyễn có chữa được không?
Trẻ bị hen suyễn có nguy hiểm không?
Nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em cao hơn người lớn. Đặc biệt là trẻ em dưới 13 tuổi. Đây là bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
Giảm chức năng phổi
Tắc nghẽn đường thở kéo dài làm giảm tính đàn hồi của phế nang. Khí cặn bên trong tăng dần trong khi khí thở ra bị hạn chế. Điều này làm cho chức năng phổi suy giảm dần. Dẫn đến suy giảm thông khí phổi, tắc nghẽn đờm phế nang, xẹp phổi.
Tràn khí màng phổi
Bệnh hen suyễn làm cho phế nang giãn nở và áp suất trong phế nang tăng lên. Nếu trẻ vận động, làm việc nặng, ho dữ dội thì các túi khí này có thể bị vỡ gây tràn khí màng phổi và tràn khí trung thất.
Suy hô hấp
Trẻ bị hen suyễn nặng có biểu hiện khó thở liên tục, ngừng thở, tím tái, có khi ngừng thở. Tình trạng này đòi hỏi phải sử dụng máy hỗ trợ hô hấp. Suy hô hấp kéo dài cũng làm tăng nguy cơ tổn thương não do não bị thiếu oxy.
Hen suyễn cấp nặng
Đây là biến chứng nguy hiểm thuộc tình trạng cần được đưa đi cấp cứu gấp vì có thể dẫn đến tử vong.
Chẩn đoán hen suyễn ở trẻ
Việc chẩn đoán bệnh hen suyễn ở trẻ em dưới 2 tuổi thường khá khó khăn. Do các triệu chứng không giống với các bệnh đường hô hấp khác. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử, dấu hiệu bệnh. Nếu ai đó trong gia đình ba mẹ bị hen suyễn, chàm hoặc dị ứng thì khả năng cao con trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang hoặc xét nghiệm để kiểm tra chức năng phổi, đo nhịp thở, đo lưu lượng khí qua phổi,… Phương pháp này giúp chẩn đoán chính xác hơn tình trạng sức khỏe và đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp.
Trẻ bị hen suyễn có chữa được không?
Trẻ bị hen suyễn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Các hoạt động thể chất của trẻ bị hạn chế. Điều này làm cho đứa trẻ yếu hơn.
Chữa khỏi hoàn toàn bệnh hen suyễn rất khó. Hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào đáp ứng của từng bệnh nhân với thuốc và sức đề kháng của mỗi trẻ. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể được kiểm soát.
Phương pháp điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ
Điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em gồm hai phần:
Điều trị triệu chứng
Khi đã biết tình trạng của trẻ, ba mẹ phải luôn có biện pháp phòng ngừa. Nếu thấy trẻ lên cơn hen, khó thở cần dùng thuốc cắt cơn nhanh, để trẻ nghỉ ngơi. Trong trường hợp dùng thuốc không đỡ, nên đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu.
Giảm nguy cơ tái phát bệnh hen suyễn
Trẻ em mắc bệnh hen suyễn cần được quan tâm đặc biệt đến môi trường và các hoạt động hàng ngày. Không cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông thú cưng, phấn hoa, nước hoa, thuốc lá, nấm mốc, mùi hoá chất. Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, mặc ấm cho trẻ khi trời lạnh. Bổ sung thực phẩn vitamin tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Thuốc kiểm soát dài hạn
Thuốc kiểm soát các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em dài hạn nên được dùng hàng ngày. Thuốc kiểm soát dài hạn bao gồm:
- Corticosteroid dạng hít: Trẻ sẽ cần sử dụng thuốc này trong vài ngày đến vài tuần để đạt được hiệu quả tối đa. Việc sử dụng lâu dài không được khuyến khích. Vì ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. Trong hầu hết các trường hợp, lợi ích của việc kiểm soát bệnh hen suyễn vượt xa tác dụng phụ của thuốc.
- Thuốc điều biến leukotriene: Trong một số ít trường hợp, những loại thuốc này có ảnh hưởng tâm lý như kích động, ảo giác, trầm cảm,… Nếu trẻ có phản ứng này, hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay.
- Theophylline: Làm giãn cơ phế quản và có nhiều tác dụng phụ khác nên không dùng thường xuyên cho trẻ em.
Thuốc cắt cơn nhanh
Để giảm nhanh các cơn hen suyễn thì thuốc cắt cơn nhanh là tốt nhất. Phải sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ.
- Thuốc giãn phế quản dạng hít: Giúp giảm nhanh các triệu chứng hen suyễn. Những loại thuốc này bắt đầu hoạt động trong vòng vài phút và kéo dài hàng giờ.
- Ipratropium (Atrovent): Thuốc này được sử dụng để làm giãn đường hô hấp. Chủ yếu trong bệnh khí thũng và viêm phế quản mãn tính và một số trường hợp điều trị hen suyễn.
- Corticoid uống và tiêm tĩnh mạch: Nhiễm trùng đường hô hấp do hen nặng có thể giảm khi dùng corticosteroid. Nhưng sử dụng lâu dài có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, chỉ được sử dụng để điều trị ngắn hạn hoặc hen nghiêm trọng.
Thuốc dạng hít
Nền tảng của kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ là thuốc kiểm soát hen suyễn lâu dài như corticosteroid dạng hít. Sử dụng các loại thuốc này để kiểm soát và ngăn ngừa hen suyễn tái phát. Các loại ống hít cho trẻ lớn hơn và mặt nạ kết nối với ống hít định liều hoặc máy phun sương được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Điều trị hen suyễn Kisho Asma
Người bệnh có thể sử dụng KISHO ASMA kết hợp với thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ. Sau 2-5 tháng sử dụng, ba mẹ sẽ thấy các triệu chứng, tần suất tái phát bệnh hen suyễn thuyên giảm rõ rệt. Lúc này, người bệnh có thể giảm hoặc bỏ hẳn thuốc Tây.
Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp. Vì vậy, người bệnh nên đi khám để tham khảo ý kiến bác sĩ.
Kết,
Bài viết trên đây đã giải thích trẻ bị hen suyễn có chữa được không. Ba mẹ nên nhận biết dấu hiệu từ sớm để điều trị hoặc phòng ngừa. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen suyễn (hen phế quản) cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.