Triệu chứng bị hen suyễn khi thời tiết thay đổi

Hen suyễn là một bệnh mạn tính đường hô hấp đặc trưng bởi các cơn hen cấp tính. Bệnh có thể tái phát nhiều lần, nhất là khi thay đổi thời tiết. Bệnh tiến triển nhanh và có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Thời tiết thay đổi là nỗi ám ảnh của người bệnh hen suyễn. Bệnh gây ra các triệu chứng khó thở, sổ mũi, hắt hơi. Ảnh hưởng đến năng suất làm việc, sinh hoạt hàng ngày. Vậy triệu chứng bị hen suyễn khi thời tiết thay đổi như thế nào? Phòng ngừa ra sao?

Hen suyễn liên quan đến thời tiết như thế nào?

Khi bị hen suyễn, đường thở bị thu hẹp, tiết chất nhầy, gây khó thở. Bệnh hen suyễn xảy ra vì nhiều lý do và thời tiết cũng là một nguyên nhân phổ biến. Điều kiện thời tiết có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn bao gồm:

  • Nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp
  • Độ ẩm cao
  • Thời tiết thay đổi đột ngột

Thời tiết khắc nghiệt có thể gây khó chịu cho hệ hô hấp. Điều này gây ra các cơn hen suyễn ở những người bị hen dị ứng thời tiết.

Thời tiết ảnh hưởng đến bệnh hen như thế nào?

Nhiệt độ cao

Hít phải không khí nóng có thể làm co thắt đường thở. Trước khi ra ngoài, hãy kiểm tra chất lượng không khí và dự báo thời tiết, bảo vệ mũi và miệng. Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa như hạn chế đi bộ khi trời nắng nóng. Thay vào đó hãy ở trong nhà. Để hạn chế các tác nhân gây kích ứng đường hô hấp từ khí hậu.

Nhiệt độ thấp

Các triệu chứng hen suyễn có thể trầm trọng hơn khi nhiệt độ giảm xuống. Thời tiết lạnh làm khô các mô hô hấp, khiến chúng nhạy cảm hơn và co thắt các mạch máu. Để giảm nguy cơ lên ​​cơn hen suyễn, hãy quàng khăn ấm che cổ, miệng, mũi. Hạn chế hít không khí lạnh vào đường hô hấp.

Các triệu chứng hen suyễn có thể trầm trọng hơn khi nhiệt độ giảm xuống
Các triệu chứng hen suyễn có thể trầm trọng hơn khi nhiệt độ giảm xuống

Không khí ẩm

Không khí ẩm cũng có thể gây kích ứng đường hô hấp. Vì tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc và bụi bẩn phát triển. Để giảm độ ẩm, hãy cân nhắc sử dụng máy điều hòa không khí hoặc máy hút ẩm. Nếu bạn phải ra ngoài vào những ngày này, cố gắng đi vào buổi sáng hoặc buổi tối khi độ ẩm thấp hơn. Để cải thiện chất lượng không khí, hãy cân nhắc lắp đặt máy lọc không khí. Thông gió cho những khu vực ẩm ướt như nhà bếp và phòng tắm. Đồng thời cân nhắc giữ cho các khu vực này không có nấm mốc.

Ngày nhiều gió 

Vào những ngày nhiều gió, phấn hoa trong không khí có thể phát tán khắp nơi. Mức độ phấn hoa cao có thể gây dị ứng, gây khởi phát cơn hen. Bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân chính xác. Bạn có thể được kê đơn thuốc dị ứng để kiểm soát bệnh hen suyễn do dị ứng phấn hoa.

Thời tiết thay đổi thất thường

Thời tiết thay đổi đột ngột là điều kiện làm bùng phát cơn hen suyễn. Một số chuyên gia cho rằng thay đổi về áp suất khí quyển, độ ẩm và nhiệt độ là nguyên nhân chính gây hen. Do đó bạn nên xem dự báo thời tiết để phòng tránh cơn hen khi thời tiết thay đổi.

Mùa đông

Ngoài bệnh hen suyễn, mùa đông cũng là thời điểm dễ bị cảm lạnh và cúm. Tiêm phòng cúm giúp giảm nguy cơ lên ​​cơn hen suyễn.

Mùa hè

Mùa hè là thời điểm xuất hiện nhiều tác nhân gây kích ứng đường hô hấp. Bao gồm khói bụi, lông bụi trên quần áo, phấn hoa trên đường,… Cách tốt để bảo vệ bản thân là rửa tay khi về nhà và đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Mùa hè là thời điểm xuất hiện nhiều tác nhân gây kích ứng đường hô hấp như khói bụi,...
Mùa hè là thời điểm xuất hiện nhiều tác nhân gây kích ứng đường hô hấp như khói bụi,…

Khi hen suyễn do thời tiết nên uống thuốc gì?

Khi thời tiết thay đổi thất thường, bạn nên lên kế hoạch đi khám. Bác sĩ kê đơn thuốc trị hen hàng ngày hoặc chỉ dùng khi cần thiết.

Thuốc kiểm soát lâu dài là thuốc dùng hàng ngày để kiểm soát các triệu chứng hen suyễn như: Corticosteroid dạng hít, thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài, thuốc ức chế thụ thể leukotriene,…

Tuy nhiên, hãy lưu ý những điều sau:

  • Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài luôn được sử dụng với corticosteroid dạng hít.
  • Thuốc tác dụng nhanh là thuốc giãn phế quản hoặc và thuốc kháng cholinergic mà bạn chỉ dùng khi cần.

Cách phòng tránh hen suyễn khi thay đổi thời tiết

Để ngăn chặn các cơn hen suyễn, hãy ở trong nhà khi giao mùa. Nếu phải ra ngoài, hãy dùng khăn che mũi và miệng, làm ấm không khí trước khi hít vào. Dưới đây là một số mẹo kiểm soát cơn hen mùa lạnh.

  • Uống nhiều nước hơn vào mùa đông. Giúp làm loãng đờm trong phổi và tống chất nhầy ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Cố gắng tránh tiếp xúc với những người bị cúm, cảm lạnh.
  • Tiêm phòng cúm vào mùa thu.
  • Hút bụi và lau nhà thường xuyên để loại bỏ các chất gây dị ứng trong phòng.
  • Giặt khăn trải giường và chăn hàng tuần bằng nước nóng để loại bỏ vi khuẩn.

Dưới đây là một số cách để ngăn chặn cơn hen suyễn khi tập thể dục trong thời tiết lạnh.

  • Sử dụng máy xông khí dung 15-30 phút trước khi tập luyện sẽ giúp mở đường thở.
  • Mang theo máy khí dung phòng khi lên cơn hen suyễn.
  • Khởi động ít nhất 10-15 phút trước khi tập.
  • Đeo khẩu trang hoặc khăn trùm lên mặt để làm ấm không khí bạn hít thở.
Cân bằng độ ẩm không khí để ngăn ngừa triệu chứng bị hen suyễn do thay đổi thời tiết
Cân bằng độ ẩm không khí để ngăn ngừa triệu chứng bị hen suyễn do thay đổi thời tiết

Kết,

Các triệu chứng bị hen suyễn nên được chú ý, điều trị và chăm sóc đúng cách. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi thất thường, trời lạnh, giao mùa. Nếu bạn còn có những thắc mắc về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA. Vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.