Top 7 triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ em
Triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ em bao gồm những gì? Tại sao lại nhiều phụ huynh nhẫm lẫn với bệnh khác. Để có thể giảm bớt đi tình trạng của bệnh hen, phụ huynh cần phát hiện sớm ra bệnh ở trẻ. Điều này cực kỳ giúp ích cho sức khỏe của trẻ về sau. Cùng chúng tôi tìm hiểu các triệu chứng hen suyễn ở trẻ em dưới đây.
Xem thêm: Top những cách chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em
Triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ em
Như đã nói ở trên là các phụ huynh thường nhầm lẫn bệnh hen với các bệnh khác. Từ đó, không đưa trẻ đi chữa trị kịp thời dẫn tới bệnh trở nặng hơn và khó điều trị hơn. Vì vậy, để tránh tình trạng như vậy xảy ra và gây đáng tiếc. Các phụ huynh hãy xem các triệu chứng phổ biến khi trẻ mắc bệnh hen dưới đây.
- Trẻ có dấu hiệu biếng ăn
- Trẻ ho dai dẳng không hết, đặc biệt là về đêm
- Trẻ thường thấy tức ngực và đau
- Trẻ thở phát ra tiếng hoặc khó thở
- Khi có chất dị ứng xung quanh trẻ thì trẻ sẽ hắt hơi và ho dữ dội.
- Trẻ giảm các hoạt động vui chơi vì khi mắc hen, trẻ thường hay cảm thấy mệt mỏi
- Di truyền từ bố hoặc mẹ. Nếu bố hoặc mẹ đã mắc hen suyễn thì hơn 90% trẻ cũng sẽ mắc hen.
Hen suyễn ở trẻ có chữa khỏi không?
Khi đã khám ra là trẻ nhà đã mắc bệnh hen suyễn, dù nhẹ hay nặng thì đây là căn bệnh không thể chữa khỏi. Vì hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm cơn hen. Tuy nhiên, nếu phụ huynh phát hiện ra sớm bệnh ở trẻ và điều trị kịp thời. Thì bệnh hen ở trẻ sẽ được kiểm soát một cách tốt nhất. Nếu kiểm soát tốt và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống về sau của trẻ.
Những điều lưu ý khi chăm sóc trẻ
Hen phế quản là bệnh mãn tính nên việc điều trị cần kiên trì và theo đúng hướng dẫn. Điều trị hen phế quản bao gồm giảm cơn hen cấp và ngăn ngừa hen tái phát. Tránh và giảm các yếu tố nguy cơ và điều trị các triệu chứng, biến chứng của bệnh. Cha mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và dự phòng để kiểm soát hen suyễn tối ưu. Và biết các dấu hiệu khi đưa trẻ đến bệnh viện.
Điều trị dự phòng cho trẻ
Thuốc dự phòng sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn và hướng dẫn dựa trên mức độ nghiêm trọng của cơn hen, kết quả kiểm soát cơn hen trước đó và các bệnh đi kèm khác như viêm mũi dị ứng. Mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn thay đổi theo độ tuổi, mùa và hiệu quả phòng ngừa. Vì vậy, cháu cần đi khám bác sĩ chuyên khoa 1 tháng 1 lần, điều chỉnh thuốc dự phòng, xử trí bệnh và các biến chứng. Kết quả kiểm soát hen phụ thuộc phần lớn vào gia đình và bệnh nhân tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.
Luôn luôn nhớ phải mang theo thuốc cắt cơn hen cho trẻ
Điều quan trọng nhất cần nhớ là trẻ phải luôn mang theo bên mình một ống hít cứu trợ. Dù bệnh hen suyễn của trẻ đã được kiểm soát hoàn toàn hay chưa. Để tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra.
Tuy nhiên, không bao giờ được lạm dụng thuốc cắt cơn. Nếu trẻ lên cơn hen nhiều lần trong một tuần. Chứng tỏ cơn hen chưa được kiểm soát thì nên đến khám bác sĩ chuyên khoa. Để được khuyến cáo và điều chỉnh liều lượng thuốc điều trị cơn cấp và thuốc phòng chống phù nề.
Trên đây là những thông tin mà các phụ huynh cần biết và nắm rõ để chăm sóc trẻ nhà tốt hơn. Điều quan trọng là hen suyễn được phát hiện càng sớm thì càng tốt cho trẻ nhà. Bố mẹ cần ghi nhớ điều này. Nếu cần được tư vấn từ chuyên gia bạn có thể liên hệ ngay hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.