Bệnh hen suyễn ở trẻ 5 tuổi
Bệnh hen suyễn ở trẻ 5 tuổi là không thể xem thường. Bệnh hen suyễn hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Vì vậy, bạn phải trông nom bé nhà cực kì cẩn thẩn nếu trẻ mắc phải bệnh này. Bệnh hen cũng có xu hướng tăng cao nên các phụ huynh cần phát hiện ở trẻ sớm nhất để tránh biến chứng về sau.
Xem thêm: Hen suyễn ở trẻ em mùa lạnh và cách phòng tránh
Bệnh hen suyễn ở trẻ em 5 tuổi là gì?
Hen suyễn – hay gọi ngắn là hen – là một bệnh phổi kéo dài (mạn tính) khiến đường thở của trẻ trở nên nhạy cảm với một số nguyên nhân đặc biệt (tác nhân gây bệnh). Một số vấn đề xảy ra với đường hô hấp khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh bao gồm:
- Lớp niêm mạc xung quanh đường thở của trẻ sưng lên.
- Các cơ xung quanh đường thở thắt chặt lại.
- Đường thở tiết ra nhiều chất nhầy đặc hơn bình thường.
Tất cả những dấu hiệu này sẽ khiến đường thở bị thu hẹp, làm cho không khí khó đi vào và ra khỏi phổi và gây ra các triệu chứng của hen.
Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ em là gì?
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của bệnh hen suyễn. Một số lý giải cho rằng hen một phần được di truyền trong gia đình qua các thế hệ. Tuy nhiên, hen cũng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác như môi trường, nhiễm trùng, hóa chất…
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ em là gì?
Các triệu chứng của bệnh hen có thể xảy ra khác nhau tùy thuộc mỗi trẻ. Trẻ bị hen suyễn có những lúc xuất hiện rất ít triệu chứng – nhưng cũng có những lúc các triệu chứng bùng phát dữ dội. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Ho liên tục hoặc ngắt quãng
- Tiếng thở khò khè hoặc tiếng thở rít phát ra khi trẻ thở
- Khó thở/hoặc thở gấp khi trẻ đang hoạt động
- Tức ngực
- Mệt mỏi
- Ho vào ban đêm
- Thở mạnh, thô, không êm dịu
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn có thể giống với một số tình trạng sức khỏe khác có liên quan đến đường hô hấp. Do vậy, hãy cho trẻ đến đến cơ sở y tế nếu phát hiện những dấu hiệu đáng nghi ngờ.
Bệnh hen suyễn ở trẻ em được chẩn đoán như thế nào?
Để chẩn đoán bệnh hen suyễn, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm sau:
Đo hô hấp ký. Xét nghiệm này kiểm tra chức năng của phổi. Phương pháp sử dụng một thiết bị gọi là phế dung kế, được thực hiện ở trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, phương pháp thường được thực hiện nhất ở trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
Giám sát lưu lượng đỉnh của phổi. Máy đo lưu lượng đỉnh kế được sử dụng để đo lượng không khí mà một đứa trẻ có thể thổi ra khỏi phổi. Phép đo này có thể được thực hiện tại nhà. Phương pháp thường hữu ích cho việc theo dõi các triệu chứng hen suyễn hàng ngày.
Chụp X-quang ngực. Xét nghiệm sử dụng chùm tia để tạo ra hình ảnh của các mô bên trong, xương và các cơ quan trên phim chụp. Thử phản ứng dị ứng. Các xét nghiệm thử phản ứng dị ứng có thể cho biết trẻ bị dị ứng có thể gây ra bệnh hen suyễn hoặc làm bệnh trầm trọng hơn hay không.
Các biến chứng có thể xảy ra của bệnh hen suyễn ở trẻ em là gì?
Bệnh hen suyễn nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra:
- Lên cơn hen suyễn nặng. Những điều này có thể dẫn đến việc phải nằm viện hoặc thậm chí tử vong.
- Tổn thương kéo dài của đường thở
- Tăng thời gian nằm viện hoặc khoa cấp cứu
- Khó khăn trong các hoạt động hàng ngày
Phụ huynh có thể làm gì để ngăn ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ?
Bệnh hen suyễn về bản chất không thể ngăn ngừa hoàn toàn. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể thực hiện các bước nhỏ để giảm nguy cơ con mình bị hen suyễn. Chúng bao gồm các bước như:
- Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá một cách thụ động
- Tránh xa ô nhiễm không khí
Ở hầu hết trẻ, bệnh hen suyễn bùng phát có thể được ngăn ngừa bằng cách:
- Tránh xa các yếu tố kích hoạt tình trạng hen suyễn đã biết
- Kiểm soát cẩn thận các triệu chứng mắc phải
- Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ