Bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ, cách điều trị
Bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ phổ biến gấp đôi so với người lớn (10% ở trẻ em so với 5% ở người lớn). Tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em từ 12-13 tuổi ở nước cao nhất ở châu Á. Và đang có xu hướng gia tăng. Bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cần được phát hiện và điều trị sớm.
Bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ là gì?
Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản. Là một bệnh hô hấp mãn tính rất phổ biến ở trẻ em với đặc điểm là đường thở bị viêm mãn tính. Khi tiếp xúc với các chất kích thích. Phế quản của người bệnh có thể bị co thắt, phù nề và chứa đầy chất nhầy. Gây tắc nghẽn gây ra các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở. Tác nhân gây lên cơn hen ở trẻ em thường do trẻ tiếp xúc với các dị nguyên. Như phấn hoa, lông thú cưng, khói thuốc lá, hóa chất. Do nhiễm khuẩn trong không khí, do thay đổi thời tiết, …
Các triệu chứng trẻ bị hen suyễn
- Mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi: Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy. Trẻ sẽ có các dấu hiệu mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, ra mồ hôi.
- Khó thở, hơi thở rất nhanh và gấp: Trẻ bị khó thở do đường thở bị co hẹp. Hiện tượng thở nhanh, thở gấp sẽ nặng hơn khi trẻ vận động như chạy bộ, leo cầu thang,…
- Thở khò khè: Do phế quản bị phù nề, không khí qua phế quản bị cản trở tạo nên âm thanh khò khè. Đây được coi là dấu hiệu điển hình của hen suyễn.
- Trẻ bị ho tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là ho nhiều về đêm. Ho là một phản ứng của cơ thể giúp đẩy các chất bài tiết hoặc các dị nguyên như khói, bụi, phấn hoa,… ra ngoài. Ho là triệu chứng của nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác nhau. Nhưng nếu tình trạng ho kéo dài. Ho đặc biệt nhiều vào ban đêm thì có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
Hen suyễn ở trẻ nhỏ có chữa khỏi được không?
Bệnh hen suyễn ở trẻ em khó chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu được bác sĩ phát hiện sớm và điều trị thì có thể kiểm soát được tình trạng bệnh. Cha mẹ cần nhận biết những dấu hiệu cho thấy con mình sắp lên cơn hen suyễn. Như ho, khò khè, khó thở, tức ngực và hay thức giấc về đêm. Cho trẻ dùng ống hít tác dụng nhanh hoặc ống hít do bác sĩ chỉ định, sau đó để trẻ nghỉ ngơi ít nhất 1 giờ.
Khi nào thì đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Nếu thuốc cắt cơn không có tác dụng. Trẻ vẫn tiếp tục khó thở, khó nói, trẻ phải ngồi và thở, lỗ mũi lên xuống, lồng ngực và vùng quanh cổ gấp đôi, môi và đầu, các ngón tay tím tái khi thở. Đây là tình huống nguy kịch và phải nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu. Thuốc dự phòng hen suyễn kéo dài cho trẻ em được sử dụng trong các trường hợp: Bệnh hen suyễn ở trẻ em được kiểm soát kém. Bệnh nhi hen suyễn lên cơn thường xuyên hơn 1 lần/tuần. Bệnh nhi tỉnh giấc do lên cơn hen suyễn trên 2 lần trong tháng. Bệnh nhi phải uống thuốc, uống thuốc cắt cơn hen hàng ngày, cháu bé nặng phải nhập viện trong tình trạng lên cơn hen. Các loại thuốc điều trị hen suyễn hiện nay thường là thuốc kháng viêm dạng hít. Cần uống theo chỉ định của bác sĩ và uống đủ thời gian để cải thiện tình trạng hen suyễn.
Ngoài ra, cần hạn chế các tác nhân có thể làm bùng phát cơn hen như: Không để vật nuôi ở nhà. Tránh sử dụng các loại thuốc xịt như xịt muỗi, nước hoa, xịt trong nhà, không hút thuốc gần trẻ. Chỗ ngủ của trẻ cần được giữ gọn gàng, sạch sẽ. Không cho trẻ ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, lạc, đồ chiên rán …
Kết luận:
Cần cho trẻ đến bệnh viện kiểm tra khi có bất kỳ dấu hiệu hen suyễn nào. Khi trẻ đã mắc bệnh, gia đình nên phối hợp điều trị cùng bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất. Nếu cần được tư vấn từ chuyên gia bạn có thể liên hệ ngay hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.