Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hen suyễn mà các mẹ cần biết
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên đôi khi trẻ vừa chào đời đã mắc bệnh bẩm sinh. Một trong những bệnh phổ biến chính là hen suyễn. Vậy nguyên nhân từ đâu và dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hen suyễn như thế nào. Hãy cùng KISHO tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hen suyễn
Các dấu hiệu của bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể bao gồm:
- Thở nhanh hoặc khó thở (có thể biểu hiện như căng – hóp bụng quá mức hoặc cánh mũi phập phồng)
- Thường hay thở ra, dài hơi (đặc biệt là khi chơi đùa)
- Tức ngực (trẻ nhỏ có thể chỉ biết nói ngực đau hoặc cảm thấy khó chịu ở ngực)
- Thở khò khè hoặc có tiếng rít khi thở ra
- Ho (đặc biệt là vào ban đêm)
- Mặt, môi hoặc móng tay tái nhợt, hơi xanh trong cơn hen suyễn
- Khó ăn
- Thường xuyên bị cảm lạnh
- Mệt mỏi (khiến bé không thể chơi đùa hoặc tham gia các môn thể thao). Các vấn đề về hô hấp cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Trẻ sơ sinh bị hen suyễn cũng có thể biểu hiện những dấu hiệu sau:
- Khó bú hoặc mặt nhăn nhó khi được cho ăn
- Thở khò khè
- Hay quấy.
Trên thực tế, hầu hết trẻ thở khò khè là dấu hiệu bị viêm tiểu phế quản (bronchiolitis) – xảy ra khi virus xâm nhập vào phổi ở trẻ dưới 2 tuổi, bệnh sẽ khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Một số bệnh nhiễm virus khác cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển hen suyễn của trẻ sau này.
Các triệu chứng của cơn hen suyễn và cách xử lý
Các dấu hiệu trẻ đang lên cơn hen suyễn cấp tính bao gồm:
- Thở hổn hển
- Thở mạnh đến mức bụng hóp vào dưới xương sườn (co rút lại)
- Bé ngẩng cao đầu hoặc mở to lỗ mũi ra để thở
- Da chuyển sang tái nhợt hoặc xanh xao
- Không thể nói chuyện vì khó thở.
Nếu không được điều trị hoặc chăm sóc y tế chậm trễ, cơn hen suyễn có thể đe dọa tính mạng. Vì vậy, ngay khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của cơn hen suyễn, hãy:
- Kịp thời cho trẻ dùng thuốc “cắt cơn nhanh” theo chỉ định của bác sĩ.
- Nếu không có bất kỳ loại thuốc cấp cứu nào, hãy gọi 115 hoặc đưa trẻ đến phòng cấp cứu gần nhất.
Khi thuốc phát huy tác dụng mở đường thở, các triệu chứng sẽ giảm dần. Bệnh nhân có thể phải dùng lặp lại những liều thuốc cấp cứu để ngăn chặn các triệu chứng tái phát. Nếu các triệu chứng vẫn còn hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy gọi 115 hoặc đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức.
Chẩn đoán trẻ bị hen suyễn
Bác sĩ có thể giúp xác định xem các triệu chứng của trẻ có phải là do bệnh suyễn gây ra hay không. Thông thường, hen suyễn ở trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi có thể khó chẩn đoán, vì các bệnh lý khác cũng gây ra tiếng thở khò khè tương tự. Như đã đề cập, nhiễm trùng đường hô hấp do virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây thở khò khè ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đó là lý do tại sao nhiều bác sĩ không chẩn đoán xác định trẻ sơ sinh bị hen suyễn cho đến khi bé được 2 tuổi.
Tuy nhiên, nếu trẻ ho thường xuyên và mắc dị ứng hoặc bệnh chàm. Đồng thời gia đình bạn có tiền sử bệnh hen suyễn và dị ứng hoặc bệnh chàm (đặc biệt nếu vợ chồng bạn đều mắc bệnh này). Thì nhiều khả năng bé sẽ tiếp tục mắc bệnh hen suyễn.
Để tìm hiểu xem con bạn có bị hen suyễn hay không, bác sĩ sẽ:
- Ghi chép tiền sử y tế, sức khỏe gia đình cẩn thận, hỏi về các triệu chứng của trẻ và thời điểm xảy ra.
- Khám sức khỏe.
- Yêu cầu làm xét nghiệm kiểm tra chức năng phổi (cho trẻ thở vào một thiết bị để đo luồng không khí ra vào phổi), xét nghiệm máu, xét nghiệm dị ứng và chụp X-quang.
Đôi khi bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc để xem liệu có giúp trẻ cải thiện nhịp thở hay không.
Phòng ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Bạn không thể ngăn chặn hoàn toàn bệnh hen suyễn nếu trẻ đã mang gen này. Bạn cũng sẽ không biết liệu con mình có bị hen hay không cho đến khi thấy các triệu chứng dai dẳng, chẳng hạn như thở khò khè và ho liên tục.
Bố mẹ chỉ có thể giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hoặc trì hoãn cơn hen suyễn cấp khi trẻ lớn hơn (phổi của trẻ lớn và khỏe hơn) bằng cách:
Xác định và giảm thiểu các yếu tố kích hoạt
Nếu con bạn bị hen suyễn, hãy tìm nguyên nhân gây ra các triệu chứng và bộc phát cơn hen. Một vài trẻ chỉ biểu hiện khi cảm lạnh, trong khi số khác cần tránh tiếp xúc lông mèo hoặc khói thuốc lá.
Hạn chế tiếp xúc với mạt bụi
Bọc nệm của trẻ bằng một tấm drap không thấm nước. Không dùng thảm và đồ chơi nhồi bông. Sử dụng mành che thay vì màn vải dày. Và giặt drap giường của trẻ mỗi tuần một lần bằng nước nóng.
Tránh xa khói thuốc
Mặc dù khói thuốc không phải là một chất gây dị ứng, nhưng có thể gây kích ứng phổi. Vì vậy, cần cho trẻ tránh xa khói thuốc lá.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với không khí ô nhiễm
Ô nhiễm không khí có thể gây kích ứng phổi và các vấn đề về hô hấp ở những người nhạy cảm. Kiểm tra tin tức hoặc ứng dụng về Chỉ số chất lượng không khí. Và cân nhắc cho trẻ ở trong nhà vào những ngày chất lượng không khí kém.
Tránh sử dụng lò sưởi hoặc bếp củi
Mặc dù mang lại hơi ấm trong những ngày mùa đông, nhưng khói có thể gây kích ứng hệ hô hấp của trẻ.
Hạn chế tiếp xúc với lông thú cưng
Nếu trẻ đã bị dị ứng thì cha mẹ nên giữ vật nuôi bên ngoài. Tuy nhiên, lựa chọn này còn tùy thuộc vào tính cách của thú cưng và hoàn cảnh sống của gia đình bạn.
Lời kết
Trên đây là những thông tin chi tiết về dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hen suyễn. Nếu bạn muốn tìm hiểu về bệnh hen suyễn và phương pháp điều trị. Đừng ngần ngại liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để chúng tôi giải đáp cho bạn ngay nhé.