Hen suyễn và hen phế quản khác nhau như thế nào?
Nhiều câu hỏi về hen suyễn và hen phế quản được đặt ra rất nhiều trên Internet. Đây liệu có thể là hai căn bệnh khác nhau hoàn toàn? Cùng Kisho giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.
Trước tiên, cần khẳng định hen suyễn và hen phế quản đều là bệnh về đường hô hấp khá thường gặp trong cuộc sống, nhưng chúng không phải là một bệnh, mà là hai bệnh hoàn toàn khác nhau.
Xem thêm: Mối liên hệ giữa hen suyễn và viêm mũi dị ứng
Hen suyễn và hen phế quản là gì?
Hen suyễn hay còn được gọi là hen phế quản. Đây là một căn bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp. Bệnh xảy ra khi đường thở bị viêm nhiễm, sưng phù, tiết dịch nhầy và co thắt khi gặp phải các chất kích thích gây cản trở không khí đi vào trong phổi khiến cho bệnh nhân bị thiếu oxy, khó thở.
Cụ thể, hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính của đường hô hấp, gây co thắt phế quản và cản trợ sự lưu thông của không khí trong phổi; còn hen phế quản là bệnh mạn tính đường thở có sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào.
Nếu dựa vào triệu chứng thì rất khó phân biệt 2 căn bệnh này . Vì chúng đều đặc trưng bởi những cơn ho, khó thở xảy ra nhiều vào ban đêm. Cả hai đều là bệnh mạn tính, có tính di truyền và đều không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Cách phân biệt
Để phân biệt 2 căn bệnh này. Chúng ta dựa vào ba yếu tố chính là nguyên nhân gây bệnh. Con đường lây nhiễm và hiệu quả điều trị.
Phân biệt hen suyễn và hen phế quản qua tác nhân gây bệnh:
- Bệnh hen suyễn: Chủ yếu do di truyền, cơ địa dị ứng của bản thân người bệnh hoặc các tác động xấu từ môi trường (bụi bẩn, lông động vật, hút thuốc lá…).
- Bệnh hen phế quản: Phần lớn do virus, vi khuẩn và nấm gây nên. Một số yếu tố khác như khói bụi từ môi trường, lông động vật, di truyền, rối loạn nội tiết, thời tiết lạnh giá.
Phân biệt hen suyễn và hen phế quản qua khả năng lây nhiễm:
- Bệnh hen suyễn: Không do vi khuẩn, virus gây ra nên không lây nhiễm mà chỉ có tính di truyền.
- Bệnh hen phế quản: Trường hợp hen phế quản do virus, vi khuẩn, nấm gây ra thì có khả năng lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường, còn các trường hợp còn lại thì không. Như vậy có thể nói, hen phế quản có thể lây nhiễm nhưng không phải lúc nào cũng lây.
Phân biệt hen suyễn và hen phế quản qua hiệu quả điều trị:
- Bệnh hen suyễn: Sau khi điều trị, triệu chứng có thuyên giảm nhưng vẫn đòi hỏi phải dùng thuốc liên tục.
- Bệnh hen phế quản: Điều trị theo từng đợt và cho kết quả khá tốt nếu đi đúng hướng.
Kết luận
Tuy nhiên trên thực tế, để phân biệt, bác sĩ sẽ tiến hành nhiều xét nghiệm khác để có thể chẩn đoán chính xác.
Biết được cách phân biệt hai tình trạng bệnh là điều cần thiết. Để tìm ra phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Bạn không thể tự nhìn chẩn đoán dựa vào những dấu hiệu thông thường, mà cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
Cho đến hiện nay, chưa có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn. Mà chỉ giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Điều đó có nghĩa là bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu không được bác sĩ theo dõi và kiểm tra thường xuyên.