Viêm phế quản thể hen là gì? Triệu chứng, điều trị, phòng ngừa
Viêm phế quản dạng hen là một bệnh rất phức tạp. Nhận biết các triệu chứng và đi khám bác sĩ là điều quan trọng để kiểm soát bệnh hiệu quả. Bệnh hen phế quản thể hen có liên quan đến bệnh hen suyễn như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu viêm phế quản thể hen là gì? Cách điều trị và phòng ngừa như thế nào?
Những thông tin cần biết về viêm phế quản thể hen
Viêm phế quản dạng hen hay còn gọi là viêm phế quản co thắt. Đây là một dạng bệnh lý nặng hơn của bệnh viêm phế quản. Người bị viêm phế quản dạng hen có các triệu chứng viêm, co thắt lòng phế quản, tuyến phế quản tăng tiết dịch nhầy gây cản trở lưu thông không khí.
Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng khiến đường thở sâu vào phổi thu hẹp lại.
Bệnh viêm phế quản dạng hen có thể xảy ra ngay cả khi bạn không bị hen.Tuy nhiên, bệnh hen suyễn có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này.
Nguyên nhân
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm phế quản dạng hen suyễn. Tuy nhiên, các tác nhân như khói thuốc lá, ô nhiễm, hóa chất, thời tiết, phấn hoa, nấm mốc,… là yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh.
Triệu chứng
Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản dạng hen khá giống với bệnh hen suyễn. Nên nhiều người thường nhầm lẫn. Bệnh nhân phải trải qua nhiều xét nghiệm cận lâm sàng. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh:
- Ho, khò khè, ho có đờm.
- Thở nhanh, khó thở.
- Thở khò khè, nặng ngực.
- Buồn nôn sau khi ăn.
Biến chứng
Sau khi xuất hiện các triệu chứng trên khoảng 2-3 ngày, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Người bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như ngừng hô hấp, xẹp phổi, viêm tai giữa, viêm phổi,…
Viêm phế quản thể hen khác gì với hen suyễn
Viêm phế quản cấp là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp và chủ yếu do virus, nấm hoặc vi khuẩn gây ra. Viêm phế quản mãn tính là do người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh trong thời gian dài.
Bệnh hen suyễn cũng là một dạng bệnh về đường hô hấp nhưng chủ yếu do di truyền hoặc cơ địa. Ở giai đoạn viêm phế quản cấp tính, nếu điều trị đúng cách thì có thể khỏi sau 1-2 tuần. Nếu không bệnh sẽ dễ dàng chuyển sang mãn tính. Bệnh hen suyễn mãn tính khó điều trị hơn và không thể điều trị dứt điểm.
Viêm phế quản có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là người có sức đề kháng kém. Còn với bệnh hen suyễn, người bệnh thường có cơ địa dị ứng với các tác nhân gây hen.
Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản thể hen
Chẩn đoán
Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng trên, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm các xét nghiệm và thăm khám để xác định chính xác bệnh như:
- Đo chức năng hô hấp. Đo chức năng phổi trong khi hít vào thở ra với thiết bị.
- kiểm tra lượng không khí thở ra tối đa.
- Chụp X-quang cung cấp hình ảnh trực quan để tìm ra nguyên nhân gây ho và khó thở.
Điều trị viêm phế quản thể hen thông thường
Điều trị viêm phế quản thể hen bao gồm:
- Sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh để làm giãn đường thở và có hiệu quả trong thời gian ngắn.
- Corticosteroid dạng hít.
- Thuốc giãn phế quản tác dụng dài và corticosteroid dạng hít.
- Thuốc điều chỉnh leukoteriene.
- Kết hợp thuốc giãn phế quản và steroid.
- Thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài.
- Máy tạo độ ẩm.
- Ngoài ra, người bệnh nên tránh các tác nhân gây hen suyễn.
Cách phòng ngừa viêm phế quản thể hen
Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm phế quản dạng hen là giảm tiếp xúc với tác nhân kích ứng đường thở. Người bệnh có thể phòng tránh bằng những cách sau:
- Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc,…
- Làm sạch nhà ở và nơi làm việc để giữ không khí sạch sẽ và thông thoáng.
- Tránh tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo,… nếu bạn bị dị ứng với lông của chúng.
- Dùng máy lọc không khí trong nhà hoặc nơi làm việc để loại bỏ phấn hoa, bụi và các chất kích thích đường hô hấp khác.
- Giặt sạch chăn, gối, ga trải giường hàng tháng.
- Không hút thuốc lá vì thuốc lá là nguyên nhân làm cho bệnh viêm phế quản dạng hen nặng hơn.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
- Ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin C. Tránh thực phẩm gây dị ứng.
- Tiêm phòng cúm để ngăn ngừa viêm phế quản.
- Sử dụng thuốc dự phòng bệnh hen suyễn để kiểm soát bệnh.
Kết,
Mong rằng những thông tin chia sẻ trong bài đã giúp bạn biết viêm phế quản thể hen là gì và phòng ngừa hiệu quả. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen suyễn (hen phế quản) cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.