Bệnh hen suyễn là bệnh gì? Có chữa được không?
Hen suyễn bệnh về đường hô hấp phổ biến. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan bệnh sẽ tiến triển nặng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về bệnh hen suyễn là bệnh gì mà bạn cần biết để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Bệnh hen suyễn là bệnh gì?
Bệnh hen suyễn là bệnh hô hấp mãn tính. Khi lên cơn hen, niêm mạc phế quản sưng tấy, viêm nhiễm và rất dễ bị kích ứng. Đường thở bị thu hẹp dần làm giảm lưu lượng khí trao đổi trong phổi. Khi tình trạng chít hẹp nặng hơn, người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như thở khò khè hoặc khó thở, suy hô hấp. Các triệu chứng cơ bản thường thấy là ho nhiều, hụt hơi, nặng ngực, có tiếng rít khi thở, khó ngủ do khó thở,…
Phân loại bệnh hen suyễn
Các bác sĩ phân loại bệnh hen suyễn dựa trên mức độ của các triệu chứng như sau:
- Các cơn hen suyễn nhẹ xuất hiện dưới 2 lần/tuần. Các triệu chứng xảy ra vào ban đêm ít hơn 2 lần/tháng.
- Cơn hen nhẹ nhưng dai dẳng: Có thể xuất hiện 3-6 lần/tuần. Triệu chứng ho nhiều về đêm xuất hiện từ 3-4 lần/tháng. Các cơn hen suyễn có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Cơn hen dai dẳng vừa phải: Triệu chứng xảy ra 3-6 lần/tuần. Các triệu chứng xảy ra vào ban đêm khoảng 3-4 lần/tháng. Các cơn hen suyễn có thể cản trở các sinh hoạt hàng ngày.
- Cơn hen nặng và dai dẳng: Các triệu chứng kéo dài cả ngày lẫn đêm. Hạn chế mọi hoạt động của bệnh nhân. Ảnh hưởng nặng để nề đến sức khỏe.
Bệnh hen suyễn là do đâu?
Nói chung, bệnh hen suyễn có thể xảy ra do:
- Viêm xoang, cảm lạnh, cảm cúm.
- Các tác nhân gây dị ứng như lông vật nuôi, phấn hoa, bụi, nấm mốc,…
- Các hoạt chất trong nước hoa, dung dịch vệ sinh hoặc sản phẩm hóa học.
- Do nhiệt độ xuống thấp hoặc độ ẩm tăng cao.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng là nguyên nhân gây ra hen suyễn.
- Sợ hãi, lo lắng, căng thẳng cũng có thể làm người bệnh lên cơn hen.
- Dị ứng với một số loại thuốc.
- Dị ứng với thực phẩm, ăn thực phẩm gây dị ứng.
Cách chẩn đoán bệnh hen suyễn
Nếu nhận thấy các dấu hiệu như trên, bạn nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh. Dựa trên các triệu chứng, tiền sử bệnh và một số xét nghiệm. Bác sĩ sẽ xác định xem bạn có mắc bệnh hen suyễn hay không.
Cận lâm sàng
Một số kiểm tra cận lâm sàng có thể được chỉ định để đánh giá bệnh hen suyễn:
- Đo xoắn ốc: Xác định lượng khí bệnh nhân thở ra nhanh hay chậm.
- Lưu lượng đỉnh: Giúp bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng của cơn hen để có hướng điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm oxit nitric thở ra: Nếu nồng độ đo được cao nghĩa là đường hô hấp của bệnh nhân đang có dấu hiệu viêm nhiễm.
Những bài kiểm tra khác
Ngoài một số cách kiểm tra sức khỏe phổi cận lâm sàng trên. Người bệnh còn có thể được xác định bằng các cách sau:
- Chụp X-quang phổi giúp bác sĩ xem xét hình ảnh phổi của người bệnh. Đánh giá tình trạng viêm phế quản, viêm phổi, phát hiện khối u phổi chèn ép lòng phế quản,…
- CT lồng ngực: Đánh giá toàn diện hình ảnh phổi từ đó phát hiện những tổn thương trong phổi. Các tổn thương như viêm nhiễm, giãn phế nang, các đám mờ nhỏ,…
- Xét nghiệm dị ứng: Xét nghiệm máu hoặc da. Các xét nghiệm có thể xác định bạn bị dị ứng với yếu tố nào. Khi đã xác định được nguyên nhân gây dị ứng, bệnh có thể chủ động phòng tránh.
- Xét nghiệm bạch cầu ái toan trong đờm: Xác định mức bạch cầu có trong hỗn hợp nước bọt và đờm khi bệnh nhân ho.
Biện pháp phòng bệnh hen suyễn
Cho đến nay, vẫn chưa có giải pháp đặc hiệu nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh hen suyễn. Thuốc được kê cho bệnh nhân để kiểm soát bệnh và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng một số cách phòng ngừa bệnh như sau:
- Tránh tiếp xúc với các dị nguyên làm khởi phát cơn hen.
- Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
- Đảm bảo cân nặng ở mức phù hợp.
- Tập thở để giảm các triệu chứng hen suyễn và giảm sử dụng thuốc.
- Tập yoga, châm cứu, bổ sung vitamin C để nâng cao sức đề kháng,…
Tuy nhiên, trước khi thực hiện điều gì bạn nên tham khảo ý kiến để đảm bảo an toàn. Lưu ý bạn không được tự ý sử dụng các phương pháp truyền miệng chưa có nghiên cứu chính xác, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Kết,
Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh hen suyễn có thể ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không can thiệp kịp thời, sức khỏe ngày càng xấu đi. Vì vậy, bạn nên theo dõi và thông báo với bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen suyễn (hen phế quản) cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.