Phân biệt hen suyễn và viêm phế quản
Cho đến bây giờ vẫn có nhiều người chưa phân biệt được hen suyễn và viêm phế quản. Tình trạng nào là nặng hơn, khó chữa trị hơn? Hay nguyên nhân của hen suyễn là gì? Hay còn có người lầm tưởng hen suyễn chính là viêm phế quản. Hãy đọc bài viết dưới đây để phân biệt được hen suyễn và viêm phế quản.
Phân biệt hen suyễn và viêm phế quản
Hen suyễn và viêm phế quản đều gây triệu chứng thường gặp nhất là ho. Vì vậy, bác sĩ phải kiểm tra các dấu hiệu triệu chứng đặc hiệu của mỗi bệnh lý để xác định chẩn đoán ban đầu.
Triệu chứng của viêm phế quản
- Rét run
- Khó chịu toàn thân
- Đau đầu
- Ho có đờm trắng, vàng hoặc xanh
- Khó thở
- Đau nhức hoặc tức ngực
Đôi khi, người bệnh mắc phải các triệu chứng ho, khò khè, khó thở lại nghĩ họ bị viêm phế quản, trong khi thực tế họ mắc phải hen suyễn. Do đó, cần phân biệt hen suyễn khiến đường thở bị viêm và hẹp hơn bình thường, triệu chứng khó thở mà người bệnh mắc phải là do hen suyễn gây hẹp đường thở.
Các triệu chứng thường gặp khác của hen suyễn
- Ho
- Khó thở
- Khò khè
- Triệu chứng thường trở nặng vào đêm hay sáng sớm. Triệu chứng cũng đặc biệt nặng sau khi người bệnh có các tác nhân kích thích như khói thuốc, tập thể dục hay phấn hoa.
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn và viêm phế quản
Một trong những nguyên nhân gây viêm phế quản là vi rút, đơn cử như các loại vi rút gây cảm thường gặp. Các vi rút này lây từ người này sang người khác. Thông qua tiếp xúc gần khi người mắc vi rút ho hay người lành chạm vào tay người mắc bệnh. Người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng có thể mắc viêm phế quản cấp khi dịch vị dạ dày trào ngược vào đường thở.
Phương pháp chẩn đoán bệnh hen suyễn và viêm phế quản. Đầu tiên, bác sĩ cần những thông tin thật rõ ràng và chính xác về tiền sử bệnh, triệu chứng.
Xét nghiệm thở cũng được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ mắc hen suyễn. Phổ biến là xét nghiệm đo chức năng hô hấp, trong đó bệnh nhân thổi vào một cảm biến để đo hơi thở ra nhanh và khó khăn như thế nào.
Bác sĩ cũng cân nhắc đặt chẩn đoán hen suyễn lên trên viêm quế quản. Nếu bệnh nhân đã hết ho nhưng sau đó lại ho lại, nhưng có trường hợp ngoại trừ là bệnh nhân mắc viêm phế quản mãn tính, thường do hút thuốc. Thuốc ho cũng thường không có tác dụng với hen suyễn. Theo đó, việc chẩn đoán viêm phế quản sẽ dựa theo tiền sử bệnh, triệu chứng và nghe phổi. Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định chụp X-quang phổi để loại trừ viêm phổi. Bệnh nhân có thể phải làm lại xét nghiệm hen suyễn sau 1-2 tuần nếu triệu chứng không đỡ.
Phương pháp điều trị hen suyễn và viêm phế quản
Hiện nay vẫn không có thuốc chữa viêm phế quản, người bệnh được khuyên nên tuân theo các hướng dẫn giúp tăng cường hệ miễn dịch và để cơ thể tự chiến đấu bao gồm:
- Uống nhiều nước
- Nghỉ ngơi
Có một số loại thuốc có thể kê đơn để giảm các triệu chứng và số lần lên cơn hen suyễn. Mặc dù hen suyễn không có cách chữa trị triệt để. Bao gồm thuốc hít vừa tác dụng nhanh và tác dụng dài để giảm bớt các vấn đề về hô hấp. Người bệnh được khuyên tránh các tác nhân gây hen suyễn, như khói thuốc, chất gây dị ứng hoặc các chất kích thích khác.