Bệnh hen suyễn ở trẻ 2 tuổi
Hen suyễn ở trẻ 2 tuổi là bệnh viêm mạn tính của đường thở, rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Nếu trẻ bị hen suyễn tiếp xúc với các chất kích thích đường thở – chủ yếu là phế quản sẽ phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn. Khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở.
Xem thêm: Hen suyễn ở trẻ sơ sinh
Tìm hiểu nguyên nhân gây ra hen suyễn ở trẻ 2 tuổi?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh hen suyễn xảy ra thường xuyên, liên tục ở trẻ. Trong đó, có một số nguyên nhân chính dẫn như sau:
- Do thay đổi thời tiết.
- Cơ địa dị ứng.
- Do dị ứng lông động vật nuôi trong nhà.
- Ảnh hưởng từ khói thuốc lá, khói bụi.
- Các loại nấm mốc, nước hoa,…
- Do ảnh hưởng từ các yếu tố di truyền đến từ bố mẹ, với tỉ lệ mắc từ 30 – 70%.
Đối tượng có thể bị bệnh hen suyễn
Hen suyễn là bệnh mãn tính thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em sơ sinh. Tuy nhiên, bệnh không loại trừ người lớn, nhất là với những người lớn tuổi. Trong đó, những đối tượng dễ mắc hen suyễn gồm:
- Người bị dị ứng, chàm.
- Người mắc các bệnh về hô hấp.
- Trong gia đình từng có người mắc bệnh hen suyễn.
- Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ dễ nhận biết
Dưới đây là những biểu hiện phổ biến nhất thường gặp ở trẻ bị bệnh hen suyễn:
Ho nhiều vào ban đêm
Ho là phản ứng xảy ra khi cơ thể muốn đẩy các chất dị nguyên từ môi trường như khói bụi, phấn hoa,… ra bên ngoài hoặc có thể do các bệnh về cảm lạnh, nhiễm khuẩn. Và nếu tình trạng ho không có đờm, thường tái phát nặng về đêm thì đây chính là một trong những triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ thường gặp phải.
Khó thở, thở khò khè
Hiện tượng khò khè xảy ra khi trẻ bị hen, đường thở của trẻ sẽ bị phù nề, chính vì vậy, không khí khi đi qua sẽ tạo ra âm thanh rít, khò khè. Hiện tượng khò khè thường tái phát khi ngủ hoặc có các yếu tố kích ứng.
Trẻ thở nhanh, gấp
Đường dẫn khi bị thu hẹp khiến cho lượng oxy cung cấp không đủ, vì vậy, trẻ sẽ có biểu hiện thở gấp và nặng nề hơn, giảm các hoạt động vui chơi thường ngày.
Biện pháp phòng ngừa hen suyễn ở trẻ
- Không nuôi các loại thú cưng trong nhà.
- Người lớn không nên hút thuốc lá khi đang ở gần trẻ.
- Hạn chế hoặc không dùng đến các loại thuốc diệt côn trùng,…
- Thường xuyên vệ sinh không gian sống để loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn, các bông sợi mang lại môi trường sống an toàn, sạch sẽ cho trẻ.
- Giữ ấm cho cơ thể của trẻ bằng việc mặc nhiều áo ấm khi thời tiết thay đổi.
- Hạn chế để trẻ đến gần những môi trường ô nhiễm.
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ cho trẻ để giúp trẻ tăng sức đề kháng.
Hen suyễn là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh hiện nay, vì vậy khi xuất hiện các triệu chứng hen suyễn ở trẻ, bố mẹ cần phát hiện kịp thời và cho trẻ đến ngay các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ thăm khám và điều trị. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao.